1. Mục đích của cuộc thi
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”;
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
2. Nội dung của cuộc thi: Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT).
4. Sản phẩm dự thi: Sản phẩm dự thi là một bài viết của 01 thí sinh hoặc nhóm 02 thí sinh, chưa được công bố, dài không quá 3000 từ, dung lượng không quá 10MB. (Học sinh dự thi không nên quá quan tâm đến dung lượng bài viết, sau này các thầy cô hướng dẫn sẽ giúp các em điều chỉnh). Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục I kèm theo.
5. Tổ chức cuộc thi
- Các phòng GDĐT thành lập Ban tổ chức cuộc thi, phát động cuộc thi tới các trường THCS; Các trường THCS, THPT, PTDTNT thành lập Ban tổ chức, phát động cuộc thi trong toàn thể đơn vị.
- Học sinh (hoặc nhóm học sinh) dự thi trên tinh thần tự nguyện; mỗi học sinh được tham gia 01 bài dự thi.
- Các phòng GDĐT tổ chức chấm sơ khảo để lựa chọn 05 bài dự thi xuất sắc nhất của đơn vị mình. Các trường THPT, PTDTNT tổ chức chấm sơ khảo để lựa chọn 03 bài dự thi xuất sắc nhất của trường mình. Bài tham gia dự thi gửi về Phòng Giáo dục Trung học - Sở GDĐT, kèm theo danh sách tổng hợp bài dự thi (file mềm) và báo cáo công tác tổ chức cuộc thi của đơn vị, trước ngày 10/01/2015.
6. Tiêu chí chấm thi ( Cần chú ý nội dung này)
- Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn, gần gũi, thiết thực, có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh dự thi.
- Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết, nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống, nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi.
- Bài viết thể hiện được tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, sự khéo léo trong việc nêu lên phương hướng vận dụng, kết hợp những kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống.
7. Giải thưởng của cuộc thi
- Giải thưởng dành cho học sinh tham dự cuộc thi cấp tỉnh gồm có: 02 giải Nhất, 04 giải Nhì, 08 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
- Ban giám khảo cuộc thi của Sở GDĐT sẽ chấm bài dự thi, xếp giải và lựa chọn không quá 50 bài dự thi để gửi tham gia cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức.
8. Cấu trúc bài dự thi:
A/ Trang bìa
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố:.......................................
- Phòng Giáo dục và Đào tạo:.........................................................
- Trường .........................................................................................
- Địa chỉ:.........................................................................................
- Điện thoại:.....................................................................................
- Email:............................................................................................
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 02 thí sinh):
1. Họ và tên.....................................................................................
Ngày sinh................................... Lớp:.........................
2. Họ và tên.....................................................................................
Ngày sinh................................... Lớp:.........................
B/ Các trang tiếp theo
1. Tên tình huống
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4. Giải pháp giải quyết tình huống
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: )Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống)
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: (Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./.).
Thời gian nộp bài: nộp về trường để chấm chọn và điều chỉnh: Hạn chót ngày 25/11/2014 chỉ gồm File MS Word. Bài nào được chấm chọn sẽ được in màu và nộp về Phòng giáo dục để dự thi cấp TP và cấp Tỉnh.
Các em có thể tải văn bản yêu cầu của cuộc thi tại đây.
Lê Hùng Sĩ